Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc

Post by admin

21:20 - 18/09/2017

Bình luận

HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẬC PHỔ THONG TẠI ÚC

  1. a) Các loại chứng chỉ tốt nghiệp sau giai đoạn phổ cập giáo dục

Chứng chỉ Tốt nghiệp Giáo dục phổ thông cấp 3 của Úc có tên khác nhau tại mỗi tiểu bang (6 tiểu bang), lãnh thổ (2 lãnh thổ):

  1. Tiểu bang New South Wales gọi là HSC (Higher School Certificate)
    2. Tiểu bang Victoria gọi là VCE (Victorian Certificate of Education)
    3. Tiểu bang Queensland gọi là QCE (Queensland Certificate of Education)
    4. Tiểu bang South Australia gọi là SACE (South Australian Certificate of Education)
    5. Tiểu bang Western Australia gọi là WACE (Western Australia Certificate of Education)
    6. Tiểu bang Tasmania gọi là TCE (Tasmanian Certificate of Education)
    7. Lãnh thổ Thủ đô Úc gọi là Australian Capital Territory Year 12 Certificate (Chứng chỉ Lớp 12 của ACT)
    8. Lãnh thổ Bắc Úc gọi là NTCE (Northern Territory Certificate of Education).

Tại tiểu bang Victoria, ngoài chứng chỉ VCE, còn có thêm 3 loại chứng chỉ khác: Chứng chỉ Học thực hành hay VCAL (Victorian Certificate of Applied Learning), Chứng chỉ Giáo dục Nghề nghiệp hay VET (Vocational Education Training), và Chứng chỉ học nghề tại trường VETis (Vocational Education Training in School). 

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc.

Theo thống kê 2015, tiểu bang Victoria có 1528 trường phổ thông công lập và 700 trường phổ thông tư thục trong đó có 493 trường Công giáo và 207 trường độc lập (thuộc Hiệp hội Tư thục Tôn giáo hoặc Phi giáo phái). 

20 trường trong số 700 trường phổ thông tư thục này dạy Chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate). 

Ngoài các môn học chính như Tiếng Anh, Toán, Khoa học và Lịch sử (với 14 môn học) do Tổ chức ACARA liên bang đưa ra, giáo dục bậc phổ thông tại tiểu bang Victoria có thêm khoảng trên 50 môn học tự chọn cho học sinh có nhiều lựa chọn (do Tổ chức Chương trình học và Đánh giá tiểu bang Victoria soạn và ban hành)[8].

Tại các nước phát triển, các trường phổ thông ngoài công lập phần lớn có cơ sở vật chất và trang thiết bị rất hiện đại, chất lượng đào tạo và văn hóa phục vụ học sinh tuyệt vời. 

Do đó, học phí và phí các dịch vụ trong các trường này rất cao so với các trường công lập. Tại tiểu bang Victoria, có hơn 1/3 các trường tư thục độc lập trong tổng số 207 trường nằm trong số tốp 100 trường có chất lượng cao nhất.

  1. b) Chương trình học Giáo dục phổ thông

Khung chương trình học bậc giáo dục phổ thông từ lớp Mẫu giáo đến lớp 12 (K-12) gồm hai giai đoạn: từ lớp Mẫu giáo đến hết giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10) và giáo dục cấp 3 gồm các lớp 11 đến 12 gọi là Chương trình Trung học Phổ thông Cấp ba Úc (The Senior Secondary Australian Curriculum - ACARA).

Chương trình học trong giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10)

Các môn học gồm (1) Tiếng Anh; (2) Các ngôn ngữ cộng đồng; (3) Toán; (4) Khoa học; (5) Kỹ thuật và khoa học ứng dụng; (6) Con người xã hội và môi trường nơi sinh sống; (7) Các nghệ thuật sáng tạo và (8) Phát triển cá nhân, sức khỏe và thể dục.

Ngoài việc xây dựng các chương trình học, tổ chức ACARA còn soạn bản hướng dẫn (Guide) các chương trình học mới được xây dựng, tư vấn về chiến lược học tập (programming), kiểm tra đánh giá (assessment), các hoạt động học tập mẫu và bài tập của học sinh (sample activities and student work), và có cung cấp danh sách những chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu tham gia vào nhóm soạn thảo chương trình.

Chương trình học sau giai đoạn phổ cập giáo dục (lớp 11 và 12)

Tại các lớp phổ thông cấp 3 Úc, theo chương trình của Tổ chức ACARA, cả nước dạy 4 nhóm môn học căn bản gồm 14 môn học: Tiếng Anh, Toán, Khoa học và Lịch sử. 

Ngoại trừ môn Tiếng Anh là môn tất cả các trường học tại Úc phải dạy (bắt buộc), những môn còn lại, do sự lựa chọn của học sinh, các trường trong mỗi tiểu bang/lãnh thổ quyết định những môn học nào trong số các môn do ACARA đề ra để dạy. 

Các môn học cụ thể trong 4 nhóm nói trên như sau: (1) môn Tiếng Anh, được chia ra 4 môn học (tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ESL), tiếng Anh thiết yếu, Văn chương); 

(2) môn Toán có 4 môn học khác nhau (Toán thiết yếu, Toán đại cương, Toán phương pháp, Toán đặc biệt); 

(3) môn Khoa học có 4 môn (Hóa học, Sinh học, Khoa học về trái đất và môi trường, Vật lý); và (4) môn Lịch sử chia ra làm 2 môn học (Sử cổ đại, Sử hiện đại).

Ngoài những nhóm môn học trên, khi có nhu cầu (do sự phát triển kinh tế xã hội), Tổ chức ACARA có thể xây dựngcác chương trình mới và các chương trình này phải được chấp thuận bởi Bộ trưởng Giáo dục Liên bang và các Bộ trưởng Giáo dục tại mỗi tiểu bang/lãnh thổ trước khi đem ra áp dụng.

  1. c) Cải cách chương trình học mang tính đột phá tại Tiểu bang Victoria
    Chính phủ tiểu bang Victoria đang cho ra đời một gói chương trình nhằm hỗ trợ các trường phổ thông và giáo viên thi hành chương trình học mới. 

Chương trình mới nhằm bảo đảm cho học sinh tiểu bang Victoria được trang bị tốt hơn để đương đầu với một thế giới đang thay đổi.

Mục đích của chương trình học mới này nhằm: nâng cao các kỹ năng đọc viết và tính toán của học sinh, và phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội, các kỹ năng suy tư và những môn học mới như tư duy tính toán.

Gói chương trình giúp áp dụng chương trình học mới sẽ tập huấn cho ban lãnh đạo các trường học về việc sử dụng các tài liệu liên quan đến kế hoạch dạy và học mỗi môn học mới. 

Theo gói chương trình này, các giáo viên trong các trường công lập sẽ được cho thêm thời gian chuẩn bị để áp dụng những thay đổi mới trong chương trình học (trước đây chuẩn bị tài liệu để giảng dạy được xem như là trách nhiệm của giáo viên). 

Chính sách mới giúp khuyến khích giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy chu đáo hơn.

Các chiến lược học tập đặc biệt nhằm vào 10 lĩnh vực học tập dưới đây:

  • Các môn STEMtức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán.
    • Mã hóa kỹ thuật số
    • Học về các tôn giáo 
    • Tư duy phê phán 
    • Đọc, viết trong những năm bắt đầu đi học
    • Âm nhạc
    • Tìm hiểu về tài chính
    • Giáo dục sức khỏe, năng lực cá nhân và xã hội bao gồm cả các giá trị phổ quát
    • Tham gia xã hội dân sự
    • Hiểu biết về những giá trị đạo đức trên toàn cầu.

Các trường sẽ chọn một hay nhiều chương trình đặc biệt trên tùy theo nhu cầu và ưu tiên của từng trường (trường nào chọn dạy các môn này sẽ nhận được thêm trợ cấp của chính phủ liên bang).

Chính phủ tiểu bang Victoria cũng có kế hoạch thảo luận với các vị có thẩm quyền tại các trường tư thục (trường Công giáo và các trường tư thục độc lập) trong việc hỗ trợ các loại trường này áp dụng các chương trình đặc biệt này.

Một vài kết luận

Để một xã hội đa văn hóa được phát triển một cách hài hòa, nước Úc đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục phổ cập được phân biệt rõ với giáo dục phổ thông trung học. 

Nhiệm vụ pháp định của chính phủ liên bang và chính phủ của các tiểu bang/lãnh thổ trong việc quản lý giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã giúp xây dựng nên được một phương thức tài trợ có hiệu quả và ổn định giữa hai loại chính phủ (Liên bang và tiểu bang/lãnh thổ).

Triết lý tài chính của giáo dục phổ thông Úc là mấu chốt hình thành nên một nền giáo dục phi lợi nhuận và chính triết lý này đã giúp giáo dục Úc phát triển liên tục và lan tỏa khắp thế giới từ 30 năm nay. 

Sau cùng, một điểm son trong giáo dục Úc là Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA).

Trong năm 2006, hệ thống giáo dục phổ thông Úc được xếp hạng thứ 6 về môn Đọc, thứ 8 về môn Khoa học và thứ 13 về môn Toán trên thế giới gồm 56 quốc gia. 

Khảo sát ba năm sau, năm 2009, kết quả tốt hơn: thứ 6 về môn Đọc, thứ 7 về môn Khoa học và thứ 9 về môn Toán. 

Còn chỉ số Giáo dục, trong Chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc xuất bản năm 2008 dựa trên thống kê giáo dục 2006, đã liệt kê Úc đạt chỉ số 0.993, cao nhất thế giới.

Nguồn: trích bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Thu đăng trên giaoduc.net.vn

Tin tức liên quan

Victorian Schools
Victorian Schools

Sep 18, 2017

Các trường học công lập của bang Victoria đã tiếp nhận học sinh quốc tế trong suốt hơn 20 năm qua. Các trường cung cấp cho học sinh quốc tế chương trình giáo dục chất lượng cao mở ra con đường đi tới bậc học cao hơn và một cơ hội thực sự để thành công và đạt được giấc mơ của mình

Chi tiết
Hệ thống giáo dục tại Úc
Hệ thống giáo dục tại Úc

Sep 18, 2017

Đào tạo phổ thông tương tự như nhau trên toàn Australia, chỉ có khác biệt nhỏ giữa các bang và vùng lãnh thổ

Chi tiết
Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?
Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?

Sep 18, 2017

Các chuyên gia kinh tế thế giới từ trên 30 năm nay đã tiên đoán rằng thủ đô kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ được chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chi tiết

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc
Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc

Sep 18, 2017

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc

Chi tiết

Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc

Post by admin

21:20 - 18/09/2017

Bình luận

HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẬC PHỔ THONG TẠI ÚC

  1. a) Các loại chứng chỉ tốt nghiệp sau giai đoạn phổ cập giáo dục

Chứng chỉ Tốt nghiệp Giáo dục phổ thông cấp 3 của Úc có tên khác nhau tại mỗi tiểu bang (6 tiểu bang), lãnh thổ (2 lãnh thổ):

  1. Tiểu bang New South Wales gọi là HSC (Higher School Certificate)
    2. Tiểu bang Victoria gọi là VCE (Victorian Certificate of Education)
    3. Tiểu bang Queensland gọi là QCE (Queensland Certificate of Education)
    4. Tiểu bang South Australia gọi là SACE (South Australian Certificate of Education)
    5. Tiểu bang Western Australia gọi là WACE (Western Australia Certificate of Education)
    6. Tiểu bang Tasmania gọi là TCE (Tasmanian Certificate of Education)
    7. Lãnh thổ Thủ đô Úc gọi là Australian Capital Territory Year 12 Certificate (Chứng chỉ Lớp 12 của ACT)
    8. Lãnh thổ Bắc Úc gọi là NTCE (Northern Territory Certificate of Education).

Tại tiểu bang Victoria, ngoài chứng chỉ VCE, còn có thêm 3 loại chứng chỉ khác: Chứng chỉ Học thực hành hay VCAL (Victorian Certificate of Applied Learning), Chứng chỉ Giáo dục Nghề nghiệp hay VET (Vocational Education Training), và Chứng chỉ học nghề tại trường VETis (Vocational Education Training in School). 

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc.

Theo thống kê 2015, tiểu bang Victoria có 1528 trường phổ thông công lập và 700 trường phổ thông tư thục trong đó có 493 trường Công giáo và 207 trường độc lập (thuộc Hiệp hội Tư thục Tôn giáo hoặc Phi giáo phái). 

20 trường trong số 700 trường phổ thông tư thục này dạy Chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate). 

Ngoài các môn học chính như Tiếng Anh, Toán, Khoa học và Lịch sử (với 14 môn học) do Tổ chức ACARA liên bang đưa ra, giáo dục bậc phổ thông tại tiểu bang Victoria có thêm khoảng trên 50 môn học tự chọn cho học sinh có nhiều lựa chọn (do Tổ chức Chương trình học và Đánh giá tiểu bang Victoria soạn và ban hành)[8].

Tại các nước phát triển, các trường phổ thông ngoài công lập phần lớn có cơ sở vật chất và trang thiết bị rất hiện đại, chất lượng đào tạo và văn hóa phục vụ học sinh tuyệt vời. 

Do đó, học phí và phí các dịch vụ trong các trường này rất cao so với các trường công lập. Tại tiểu bang Victoria, có hơn 1/3 các trường tư thục độc lập trong tổng số 207 trường nằm trong số tốp 100 trường có chất lượng cao nhất.

  1. b) Chương trình học Giáo dục phổ thông

Khung chương trình học bậc giáo dục phổ thông từ lớp Mẫu giáo đến lớp 12 (K-12) gồm hai giai đoạn: từ lớp Mẫu giáo đến hết giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10) và giáo dục cấp 3 gồm các lớp 11 đến 12 gọi là Chương trình Trung học Phổ thông Cấp ba Úc (The Senior Secondary Australian Curriculum - ACARA).

Chương trình học trong giai đoạn phổ cập giáo dục (K-10)

Các môn học gồm (1) Tiếng Anh; (2) Các ngôn ngữ cộng đồng; (3) Toán; (4) Khoa học; (5) Kỹ thuật và khoa học ứng dụng; (6) Con người xã hội và môi trường nơi sinh sống; (7) Các nghệ thuật sáng tạo và (8) Phát triển cá nhân, sức khỏe và thể dục.

Ngoài việc xây dựng các chương trình học, tổ chức ACARA còn soạn bản hướng dẫn (Guide) các chương trình học mới được xây dựng, tư vấn về chiến lược học tập (programming), kiểm tra đánh giá (assessment), các hoạt động học tập mẫu và bài tập của học sinh (sample activities and student work), và có cung cấp danh sách những chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu tham gia vào nhóm soạn thảo chương trình.

Chương trình học sau giai đoạn phổ cập giáo dục (lớp 11 và 12)

Tại các lớp phổ thông cấp 3 Úc, theo chương trình của Tổ chức ACARA, cả nước dạy 4 nhóm môn học căn bản gồm 14 môn học: Tiếng Anh, Toán, Khoa học và Lịch sử. 

Ngoại trừ môn Tiếng Anh là môn tất cả các trường học tại Úc phải dạy (bắt buộc), những môn còn lại, do sự lựa chọn của học sinh, các trường trong mỗi tiểu bang/lãnh thổ quyết định những môn học nào trong số các môn do ACARA đề ra để dạy. 

Các môn học cụ thể trong 4 nhóm nói trên như sau: (1) môn Tiếng Anh, được chia ra 4 môn học (tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ESL), tiếng Anh thiết yếu, Văn chương); 

(2) môn Toán có 4 môn học khác nhau (Toán thiết yếu, Toán đại cương, Toán phương pháp, Toán đặc biệt); 

(3) môn Khoa học có 4 môn (Hóa học, Sinh học, Khoa học về trái đất và môi trường, Vật lý); và (4) môn Lịch sử chia ra làm 2 môn học (Sử cổ đại, Sử hiện đại).

Ngoài những nhóm môn học trên, khi có nhu cầu (do sự phát triển kinh tế xã hội), Tổ chức ACARA có thể xây dựngcác chương trình mới và các chương trình này phải được chấp thuận bởi Bộ trưởng Giáo dục Liên bang và các Bộ trưởng Giáo dục tại mỗi tiểu bang/lãnh thổ trước khi đem ra áp dụng.

  1. c) Cải cách chương trình học mang tính đột phá tại Tiểu bang Victoria
    Chính phủ tiểu bang Victoria đang cho ra đời một gói chương trình nhằm hỗ trợ các trường phổ thông và giáo viên thi hành chương trình học mới. 

Chương trình mới nhằm bảo đảm cho học sinh tiểu bang Victoria được trang bị tốt hơn để đương đầu với một thế giới đang thay đổi.

Mục đích của chương trình học mới này nhằm: nâng cao các kỹ năng đọc viết và tính toán của học sinh, và phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội, các kỹ năng suy tư và những môn học mới như tư duy tính toán.

Gói chương trình giúp áp dụng chương trình học mới sẽ tập huấn cho ban lãnh đạo các trường học về việc sử dụng các tài liệu liên quan đến kế hoạch dạy và học mỗi môn học mới. 

Theo gói chương trình này, các giáo viên trong các trường công lập sẽ được cho thêm thời gian chuẩn bị để áp dụng những thay đổi mới trong chương trình học (trước đây chuẩn bị tài liệu để giảng dạy được xem như là trách nhiệm của giáo viên). 

Chính sách mới giúp khuyến khích giáo viên chuẩn bị tài liệu giảng dạy chu đáo hơn.

Các chiến lược học tập đặc biệt nhằm vào 10 lĩnh vực học tập dưới đây:

  • Các môn STEMtức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán.
    • Mã hóa kỹ thuật số
    • Học về các tôn giáo 
    • Tư duy phê phán 
    • Đọc, viết trong những năm bắt đầu đi học
    • Âm nhạc
    • Tìm hiểu về tài chính
    • Giáo dục sức khỏe, năng lực cá nhân và xã hội bao gồm cả các giá trị phổ quát
    • Tham gia xã hội dân sự
    • Hiểu biết về những giá trị đạo đức trên toàn cầu.

Các trường sẽ chọn một hay nhiều chương trình đặc biệt trên tùy theo nhu cầu và ưu tiên của từng trường (trường nào chọn dạy các môn này sẽ nhận được thêm trợ cấp của chính phủ liên bang).

Chính phủ tiểu bang Victoria cũng có kế hoạch thảo luận với các vị có thẩm quyền tại các trường tư thục (trường Công giáo và các trường tư thục độc lập) trong việc hỗ trợ các loại trường này áp dụng các chương trình đặc biệt này.

Một vài kết luận

Để một xã hội đa văn hóa được phát triển một cách hài hòa, nước Úc đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách giáo dục phổ thông, trong đó giáo dục phổ cập được phân biệt rõ với giáo dục phổ thông trung học. 

Nhiệm vụ pháp định của chính phủ liên bang và chính phủ của các tiểu bang/lãnh thổ trong việc quản lý giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã giúp xây dựng nên được một phương thức tài trợ có hiệu quả và ổn định giữa hai loại chính phủ (Liên bang và tiểu bang/lãnh thổ).

Triết lý tài chính của giáo dục phổ thông Úc là mấu chốt hình thành nên một nền giáo dục phi lợi nhuận và chính triết lý này đã giúp giáo dục Úc phát triển liên tục và lan tỏa khắp thế giới từ 30 năm nay. 

Sau cùng, một điểm son trong giáo dục Úc là Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA).

Trong năm 2006, hệ thống giáo dục phổ thông Úc được xếp hạng thứ 6 về môn Đọc, thứ 8 về môn Khoa học và thứ 13 về môn Toán trên thế giới gồm 56 quốc gia. 

Khảo sát ba năm sau, năm 2009, kết quả tốt hơn: thứ 6 về môn Đọc, thứ 7 về môn Khoa học và thứ 9 về môn Toán. 

Còn chỉ số Giáo dục, trong Chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc xuất bản năm 2008 dựa trên thống kê giáo dục 2006, đã liệt kê Úc đạt chỉ số 0.993, cao nhất thế giới.

Nguồn: trích bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Xuân Thu đăng trên giaoduc.net.vn