Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?

Các chuyên gia kinh tế thế giới từ trên 30 năm nay đã tiên đoán rằng thủ đô kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ được chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Post by admin

21:20 - 18/09/2017

Bình luận

 

Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?

 

Nguyễn Xuân Thu (Úc)

 

Các chuyên gia kinh tế thế giới từ trên 30 năm nay đã tiên đoán rằng thủ đô kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ được chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 2005, một số nước quan tâm đã họp tại Wellington thủ đô của New Zealand để soạn thảo ra Hiệp định TPP[i], nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó đến nay đã diễn ra trên 10 cuộc đàm phán xoay quanh các vấn đề nổi cộm như mở cửa thị trường hàng hóa và mậu dịch, sở hữu trí tuệ, thương mại và dịch vụ, lao động, và đặc biệt nhất là các tác động của TPP đối với mỗi nước thành viên.

Vì lợi ích to lớn của thương mại Việt Nam trong khu vực TPP, không sớm thì muộn, Hiệp định TPP cũng sẽ phải được ký kết và ra đời. Là những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, những nhà lãnh đạo đã có những chuẩn bị gì? Các trường đại học của Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng chưa? Để có một cái nhìn rõ hơn, trước hết cần xem lại lịch sử hình thành các trường đại học ở Việt Nam.

Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam 1070

Văn miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070 là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Mục đích của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là để đào tạo các quan lại phục vụ triều đình. Phần lớn tài liệu giảng dạy và học tập đều là thơ, phú, dựa trên các bộ “tứ thư”, “ngũ kinh” của Nho giáo. Người đi học được đào luyện để trở thành những vị “tôi trung”, lấy “tam cương”, “ngũ thường” làm kim chỉ nam. Đậu đạt là được làm quan, là trở nên giàu có, vinh hiễn. Vì vậy người đi học coi việc học thuộc lòng và thi cử là chính. Vì thế suốt một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nền giáo dục Việt Nam không đào tạo ra được bao nhiêu nhân tài. Vốn liếng của bậc trí thức khoa bảng là tài ngâm vịnh thơ phú thì rất khó để đất nước có thể phát triển. Vì thế nghèo đói, dốt nát, trộm cướp qua nhiều giai đoạn lịch sử nổi lên khắp nơi đã trở thành căn bệnh kinh niên trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu.

Trường Đại học Đông Dương 1906

Đến đầu thế kỷ 20, trước sự suy tàn của nền Nho học, trường Đại học Đông Dương được người Pháp nhân danh chính quyền bảo hộ đã cho ra đời tại Hà Nội. Đây là một nền giáo dục tiên tiến, dựa trên khoa học kỹ thuật của phương Tây và hoàn toàn không giống với truyền thống của nền giáo dục quan lại trước đây. Trường đại học này có mục tiêu và sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực cho chính quyền bảo hộ Việt Nam và mở mang dân trí cho người Việt Nam và người dân châu Á tại các nước láng giềng Lào, Miên. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng sự ra đời vội vàng của trường Đại học Đông Dương này còn có những nguyên do sâu xa khác, trong đó có mục đích sớm khai tử nền giáo dục Nho học lỗi thời và muốn cho người dân Việt Nam thấy giáo dục phương Tây tiến bộ hơn nền giáo dục phong kiến của phương Đông.

Từ ngày ra đời cho đến lúc đóng cửa vào năm 1944, trường Đại học Đông Dương cũng như cả thế giới phải trải qua ba biến cố lớn lao: Thế chiến thứ nhất, đại khủng khoảng kinh tế thế giới năm 1930 và Thế chiến thứ hai khởi đầu từ năm 1939. Vì thế trường Đại học Đông Dương nhiều lúc phải ngừng hoạt động hoặc bỏ một số ngành học. Trong số các nguyên nhân có cả thiếu ngân sách, thiếu phòng thí nghiệm, không đủ giáo sư, thiếu sinh viên. Kết quả, trường Đại học Đông Dương ít lúc có con số sinh viên vượt quá 1000. Không có thống kê chính xác, nhưng tổng cộng số sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Đông Dương trong suốt 37 năm ước chừng không quá 15.000 người. Các ngành học nổi tiếng nhất của trường Đại học Đông Dương là y, luật và hành chính và khoa học.

Phải khách quan nhìn nhận rằng dù được ra đời với mục đích gì, trường Đại học Đông Dương cũng đã đào tạo được một thế hệ người trí thức Việt Nam lỗi lạc, trong đó có nhiều vị tiến sĩ luật học, nhiều bác sĩ chuyên khoa lừng danh. Ngoài ảnh hưởng tích cực ấy, sự xuất hiện của trường Đại học Đông Dương và các trường phổ thông Pháp trong các tỉnh thành lớn của Việt Nam cũng đã tạo ra sự phân hóa trong xã hội: Một bên là những người trí thức theo Pháp, giàu có, thuộc thành phần thống trí. Còn bên kia là những nhà nho hết thời, những người dân ít học, nghèo khổ, bị trị. Dù nền giáo dục đại học của Pháp đã đóng cửa năm 1944, đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp rời Việt Nam năm 1955, nhưng ảnh hưởng của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam vẫn còn lại mãi cho đến năm 1967 lúc trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là Trường THPT Lê Quý Đôn) tại Sài Gòn bị bắt buộc phải đóng cửa.

Các trường Đại học của Việt Nam

Sau khi trường Đại học Đông Dương đóng cửa năm 1944, chính phủ Việt Nam cho mở trường Đại học Việt Nam dựa trên nền của trường Đại học Đông Dương. Tuy nhiên chiến tranh bùng nổ, mãi đến năm 1955 mới chính thức mở ra các trường đại học ở miền Bắc để phục vụ kinh tế xã hội miền Bắc và xây dựng Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, hệ thống giáo dục đại học cả nước được gom về một mối. Các trường đại học Việt Nam được tổ chức theo mô hình của các trường đại học Liên Xô, nghĩa là các trường đại học đơn ngành.

Công cuộc cải tổ giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân đã cho ra đời một mô hình giáo dục đại học đa ngành với sự xuất hiện của hai Đại học Quốc gia[ii] (VNU Hà Nội năm 1994 và VNU HCMC năm 1995) và ba đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên. Về sau, do chiếc áo của mô hình đại học đơn ngành quá chật hẹp không còn thích hợp đối với một nền kinh tế thị trường, đại bộ phận các trường đại học đơn ngành công lập cũng như tư thục đã dần dần chuyển đổi thành các trường đại học đa ngành (tên trường và cơ cấu tổ chức vẫn duy trì mô hình đơn ngành). Ưu điểm của mô hình các trường đại học đa ngành là cung cấp cho sinh viên có nhiều sự lựa chọn các môn học ngoài các môn học bắt buộc nhằm giúp sinh có thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Các trường Đại học Quốc tế tại Việt Nam

Gần 93 năm sau kể từ ngày trường Đại học Đông Dương ra đời, một trường đại học quốc tế được chính phủ Việt Nam cho ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2000). Đó là trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, một trường đại học do một trường đại học mẹ ở Úc thuộc hệ thống các trường đại học công nghệ Úc đầu tư xây dựng. Đây là một trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài 100 phần trăm đầu tiên tại Việt Nam. Không như trường Đại học Đông Dương ngày trước, trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam được ra đời do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam[iii].

Với sự ra đời của trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012[iv], Việt Nam có ba loại trường đại học: (1) các trường đại học công lập là những trường đại học do chính phủ Việt Nam lập ra và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; (2) các trường đại học ngoài công lập hoặc tư thục được ra đời từ những năm của thập kỷ 1990 cho đến nay và (3) các trường đại học quốc tế  gồm các trường đại học quốc tế với 100 phần trăm vốn đầu tư từ nước ngoài như trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (RMIT International University Vietnam)[v] và trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam)[vi]; các trường đại học quốc tế liên doanh như trường Đại học Việt-Đức[vii], Việt-Pháp[viii], và các chương trình liên kết đào tạo giữa một trường đại học nước ngoài với một trường đại học trong nước như chương trình Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế (MIB) giữa trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và trường Đại học La Trobe của Úc, chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh doanh Quốc tế giữa trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh với Đại học Tour của Pháp… [ix]

Giáo dục đại học - Mô hình và các nội dung cải tổ

Để chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mô hình nền giáo dục quan lại của Việt Nam trong thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ hai hoàn toàn không còn phù hợp thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Tuy nhiên, vẫn cần khẳng định ý nghĩa của tinh thần hiếu học và tôn trọng tri thức vốn đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Tương tự, sử dụng giáo dục làm công cụ chính trị như cách Pháp đã chủ trương nhằm kiểm soát quyền lực cũng không còn chỗ đứng trong kỷ nguyên của TPP ngày nay. Mặt khác, tinh thần khoa học và phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại của trường Đại học Đông Dương vẫn còn cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Về tổng thể, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay gồm các trường đại học trong nước và đại học quốc tế, là một hệ thống gồm các trường đại học đa cấp, đa ngành. Với trên 400 trường đại học và cao đẳng trên khắp các tỉnh và thành phố, nếu được quản lý khoa học (gồm lãnh đạo và mọi loại quản lý) và có các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng (cập nhật các chương trình hiện đang có và xây dựng thêm các chương trình mới), hệ thống giáo dục ấy có thể đáp ứng nhu cầu học tập của đất nước một khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP. Tuy nhiên, để có thể đạt được các tiêu chuẩn về một môi trường giáo dục hiện đại, mang dáng vóc quốc tế và hấp dẫn, các trường đại học và cao đẳng Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Về danh xưng, tại các nước phát triển trong mỗi trường đại học chỉ có một university và các trường thành viên trong university ấy thì được gọi là các schools, các colleges, hay các faculties. Việt Nam ngoài từ university cho toàn trường, các trường thành viên (colleges, schools, hay faculties) Việt Nam đều gọi là universities. Các chức vụ đứng đầu cho mỗi college/school/faculty cũng hoàn toàn khác. Nước ngoài gọi những người đứng đầu của college, school hay faculty thì gọi là “Dean” trong lúc ấy Việt Nam gọi là “Rector”. Điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn (confusion) cho giới giáo dục nước ngoài và làm cho Việt Nam không giống ai trong quá trình hội nhập.

Ngoài ra, một vấn đề liên quan đến loại văn hóa phi vật thể hết sức quan trọng là  các trường đại học Việt Nam chưa xây dựng được những môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, khoan dung, học tập suốt đời và phát triển các giá trị phổ biến (quốc tế). Trường học phải có các cơ sở thể dục thể thao, trân trọng các khoảng không gian thoáng mát, trường trại phải ngăn nắp gọn gàng, văn hóa giao tiếp với sinh viên trong trường cũng như mọi người khách đến tham quan phải đặc biệt chú trọng. Phần lớn các trường cao đẳng và đại học Việt Nam hiện nay chưa thực sự xây dựng được nhiều các kỹ năng mềm (soft skills) mang giá trị quốc tế trong khung viên học đường (văn hóa trường học).

Trong mục tiêu hội nhập vào TPP, tùy theo năng lực của mỗi loại trường đại học tại Việt Nam, mỗi trường sẽ phải chọn lựa một số chương trình mũi nhọn gợi ý như sau:

  1. Ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm là chìa khóa của thành công.
  2. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ vẫn là sức mạnh của mỗi nước; nhưng vẫn rất cần thiết đối với các môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn vì chúng giúp người học lưu giữ được các giá trị nhân bản.
  3. Tầm nhìn, năng lực lãnh đạo, quản lý hiệu quả, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình mang tính quyết định.
  4. Xây dựng các chương trình đào tạo mới (chú trọng cả các môn học trong STEM và non-STEM) và các dự án nghiên cứu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội luôn là hoạt động trọng tâm của các trường đại học.
  5. Khung trình độ quốc gia phải được thường xuyên cập nhật cho phù hợp với khung trình độ Asean (nhằm phục vụ nhu cầu lao động ở các cấp độ ngành nghề khác nhau).
  6. Các đề tài nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết những vấn đề nóng phát sinh từ nhu cầu của Việt Nam và từ xu thế hội nhập vào TPP. Chú trọng đề cao và đầu tư cho các công trình sáng tạo để giáo dục Việt Nam tăng cường phát triển thêm hạng mục sở hữu trí tuệ (Trong 4 loại giao dịch của WTO, Việt Nam có doanh thu cho hạng mục “sở hữu trí tuệ” hầu như không đáng kể).
  7. Tránh tối đa tình trạng chảy máu chất xám hoặc đào tạo thiếu chất lượng đưa đến nạn người tốt nghiệp chỉ được thu nhận vào làm các công việc có thu nhập thấp.

Để có thể hoàn thành được các chương trình mũi nhọn trên, cùng với sự khuyến khích của chính phủ, các trường đại học và cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phải đề ra lộ trình cải tổ thật hợp lý (ví dụ cho đến năm 2020) để đưa đất nước đạt được các mục tiêu hội nhập và phát triển.

Chúng ta ai cũng biết, chậm một ngày là cả đất nước lùi một khoảng cách khá xa so với các nước khác trong khu vực. Vì sự tồn vong và tương lai của mỗi dân tộc, các nước hiện nay đang ra sức chạy đua trên đại lộ giáo dục đại học. Trí tuệ và nền kinh tế tri thức là cốt lõi của chiến thắng sau cùng.

 

 

[i] Họp để bàn luận và soạn thảo Hiệp định TPP ngày 03/06/2005 và đến ngày 18/07/2005 thì Singapore và New Zealand ký, ngày 12/07/2006 Brunei ký và ngày 08/11/2007 Chile ký.

 

[ii] Nghị đình thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội số 97/CP ngày 10/12/1993 và hoạt động theo quy chế số QĐ 477/QĐ-TTg ngày 05/09/1994.

 

[iii] Nghị đính 06/2000/NĐCP ký ngày 6/03/2000 về việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào y tế và sức khỏe, giáo dục và đào tạo, và nghiên cứu khoa học.

 

[iv] Luật Giáo dục Đại học năm 2012. Xem Điều 7.3: Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

 

[v] Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (RMIT International University Vietnam), giấy phép đầu tư số 2157/GP, cấp ngày 20/04/2000 do Bô Kế hoạch và Đầu tư cấp, là trường đại học quốc tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Một năm sau (2001) trường bắt đầu đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2014, có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp. Chương trình đào tạo và bằng cấp do trường Đại học RMIT mẹ ở Úc đảm trách. Tất cả các chương trình đều được kiểm định bởi Tổ chức Kiểm định và Tiêu chuẩn Giáo dục Úc TEQSA. Kết quả như sau: 89.1% có việc làm theo chuyên môn của ngành học, 6% tiếp tục học lên cao, 0.9% mở doanh nghiệp riêng, chỉ có 4.0% chưa có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng sinh viên RMIT: HSBC, KPMG, ANZ Bank, Intel Vietnam, PwC, Ernst & Young, Standard Chartered Bank…

 

[vi] Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam) được thành lập năm 2009, là trường đại học có 100% vốn đầu nước ngoài sau trường Đại học Quốc tế RMIT chín năm. Chương trình và văn bằng do hai trường Đại học London và trường Đại học Staffordshire cấp. Cơ sở đang được tiến hành xây đợt 1 trên khu EcoPark thuộc tỉnh Hưng Yên.

 

[vii] Trường Đại học Việt-Đức (Vietnamese German University), thành lập theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 1/09/2008, có trụ sở ở tỉnh Bình Dương, là một trường đại học công lập, do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức tài trợ. Trong giai đoạn đầu, văn bằng sẽ do các trường đối tác tại Đức của VGU cấp.

 

[viii] Trường Đại học Việt-Pháp có tên gọi chính thức là trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), trường do chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp tài trợ, có số vốn đầu tư 210 triệu USD, giấy phép số 2067/QĐ-TTg ngày 9/12/2009. Đối tác phía Việt Nam là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và phía Pháp gồm có 60 trường đại học của Pháp làm đối tác chiến lược.

 

[ix] Tính đến ngày 06/03/2014 cả nước có 40 trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nhiều nước trên thế giới, cả bậc đại học và sau đại học.

 

Tin tức liên quan

Victorian Schools
Victorian Schools

Sep 18, 2017

Các trường học công lập của bang Victoria đã tiếp nhận học sinh quốc tế trong suốt hơn 20 năm qua. Các trường cung cấp cho học sinh quốc tế chương trình giáo dục chất lượng cao mở ra con đường đi tới bậc học cao hơn và một cơ hội thực sự để thành công và đạt được giấc mơ của mình

Chi tiết
Hệ thống giáo dục tại Úc
Hệ thống giáo dục tại Úc

Sep 18, 2017

Đào tạo phổ thông tương tự như nhau trên toàn Australia, chỉ có khác biệt nhỏ giữa các bang và vùng lãnh thổ

Chi tiết
Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc
Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc

Sep 18, 2017

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc

Chi tiết

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc
Hệ thống chứng chỉ và chương trình giáo dục bậc phổ thông tại úc

Sep 18, 2017

Số học sinh theo học các Chứng chỉ Thực hành hay Chứng chỉ Nghề nghiệp mỗi năm một gia tăng. Điều này thể hiện ngày nay giới trẻ Úc quan tâm đến tính thực dụng của giáo dục trung học phổ thông Úc

Chi tiết

Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?

Các chuyên gia kinh tế thế giới từ trên 30 năm nay đã tiên đoán rằng thủ đô kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ được chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Post by admin

21:20 - 18/09/2017

Bình luận

 

Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam đã sẵn sàng để Hội nhập vào cộng đồng TPP chưa?

 

Nguyễn Xuân Thu (Úc)

 

Các chuyên gia kinh tế thế giới từ trên 30 năm nay đã tiên đoán rằng thủ đô kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 sẽ được chuyển về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 2005, một số nước quan tâm đã họp tại Wellington thủ đô của New Zealand để soạn thảo ra Hiệp định TPP[i], nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó đến nay đã diễn ra trên 10 cuộc đàm phán xoay quanh các vấn đề nổi cộm như mở cửa thị trường hàng hóa và mậu dịch, sở hữu trí tuệ, thương mại và dịch vụ, lao động, và đặc biệt nhất là các tác động của TPP đối với mỗi nước thành viên.

Vì lợi ích to lớn của thương mại Việt Nam trong khu vực TPP, không sớm thì muộn, Hiệp định TPP cũng sẽ phải được ký kết và ra đời. Là những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, những nhà lãnh đạo đã có những chuẩn bị gì? Các trường đại học của Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng chưa? Để có một cái nhìn rõ hơn, trước hết cần xem lại lịch sử hình thành các trường đại học ở Việt Nam.

Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam 1070

Văn miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070 là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Mục đích của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là để đào tạo các quan lại phục vụ triều đình. Phần lớn tài liệu giảng dạy và học tập đều là thơ, phú, dựa trên các bộ “tứ thư”, “ngũ kinh” của Nho giáo. Người đi học được đào luyện để trở thành những vị “tôi trung”, lấy “tam cương”, “ngũ thường” làm kim chỉ nam. Đậu đạt là được làm quan, là trở nên giàu có, vinh hiễn. Vì vậy người đi học coi việc học thuộc lòng và thi cử là chính. Vì thế suốt một chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nền giáo dục Việt Nam không đào tạo ra được bao nhiêu nhân tài. Vốn liếng của bậc trí thức khoa bảng là tài ngâm vịnh thơ phú thì rất khó để đất nước có thể phát triển. Vì thế nghèo đói, dốt nát, trộm cướp qua nhiều giai đoạn lịch sử nổi lên khắp nơi đã trở thành căn bệnh kinh niên trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu.

Trường Đại học Đông Dương 1906

Đến đầu thế kỷ 20, trước sự suy tàn của nền Nho học, trường Đại học Đông Dương được người Pháp nhân danh chính quyền bảo hộ đã cho ra đời tại Hà Nội. Đây là một nền giáo dục tiên tiến, dựa trên khoa học kỹ thuật của phương Tây và hoàn toàn không giống với truyền thống của nền giáo dục quan lại trước đây. Trường đại học này có mục tiêu và sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực cho chính quyền bảo hộ Việt Nam và mở mang dân trí cho người Việt Nam và người dân châu Á tại các nước láng giềng Lào, Miên. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng sự ra đời vội vàng của trường Đại học Đông Dương này còn có những nguyên do sâu xa khác, trong đó có mục đích sớm khai tử nền giáo dục Nho học lỗi thời và muốn cho người dân Việt Nam thấy giáo dục phương Tây tiến bộ hơn nền giáo dục phong kiến của phương Đông.

Từ ngày ra đời cho đến lúc đóng cửa vào năm 1944, trường Đại học Đông Dương cũng như cả thế giới phải trải qua ba biến cố lớn lao: Thế chiến thứ nhất, đại khủng khoảng kinh tế thế giới năm 1930 và Thế chiến thứ hai khởi đầu từ năm 1939. Vì thế trường Đại học Đông Dương nhiều lúc phải ngừng hoạt động hoặc bỏ một số ngành học. Trong số các nguyên nhân có cả thiếu ngân sách, thiếu phòng thí nghiệm, không đủ giáo sư, thiếu sinh viên. Kết quả, trường Đại học Đông Dương ít lúc có con số sinh viên vượt quá 1000. Không có thống kê chính xác, nhưng tổng cộng số sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Đông Dương trong suốt 37 năm ước chừng không quá 15.000 người. Các ngành học nổi tiếng nhất của trường Đại học Đông Dương là y, luật và hành chính và khoa học.

Phải khách quan nhìn nhận rằng dù được ra đời với mục đích gì, trường Đại học Đông Dương cũng đã đào tạo được một thế hệ người trí thức Việt Nam lỗi lạc, trong đó có nhiều vị tiến sĩ luật học, nhiều bác sĩ chuyên khoa lừng danh. Ngoài ảnh hưởng tích cực ấy, sự xuất hiện của trường Đại học Đông Dương và các trường phổ thông Pháp trong các tỉnh thành lớn của Việt Nam cũng đã tạo ra sự phân hóa trong xã hội: Một bên là những người trí thức theo Pháp, giàu có, thuộc thành phần thống trí. Còn bên kia là những nhà nho hết thời, những người dân ít học, nghèo khổ, bị trị. Dù nền giáo dục đại học của Pháp đã đóng cửa năm 1944, đơn vị cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp rời Việt Nam năm 1955, nhưng ảnh hưởng của giáo dục Pháp tại miền Nam Việt Nam vẫn còn lại mãi cho đến năm 1967 lúc trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là Trường THPT Lê Quý Đôn) tại Sài Gòn bị bắt buộc phải đóng cửa.

Các trường Đại học của Việt Nam

Sau khi trường Đại học Đông Dương đóng cửa năm 1944, chính phủ Việt Nam cho mở trường Đại học Việt Nam dựa trên nền của trường Đại học Đông Dương. Tuy nhiên chiến tranh bùng nổ, mãi đến năm 1955 mới chính thức mở ra các trường đại học ở miền Bắc để phục vụ kinh tế xã hội miền Bắc và xây dựng Chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, hệ thống giáo dục đại học cả nước được gom về một mối. Các trường đại học Việt Nam được tổ chức theo mô hình của các trường đại học Liên Xô, nghĩa là các trường đại học đơn ngành.

Công cuộc cải tổ giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Trần Hồng Quân đã cho ra đời một mô hình giáo dục đại học đa ngành với sự xuất hiện của hai Đại học Quốc gia[ii] (VNU Hà Nội năm 1994 và VNU HCMC năm 1995) và ba đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên. Về sau, do chiếc áo của mô hình đại học đơn ngành quá chật hẹp không còn thích hợp đối với một nền kinh tế thị trường, đại bộ phận các trường đại học đơn ngành công lập cũng như tư thục đã dần dần chuyển đổi thành các trường đại học đa ngành (tên trường và cơ cấu tổ chức vẫn duy trì mô hình đơn ngành). Ưu điểm của mô hình các trường đại học đa ngành là cung cấp cho sinh viên có nhiều sự lựa chọn các môn học ngoài các môn học bắt buộc nhằm giúp sinh có thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Các trường Đại học Quốc tế tại Việt Nam

Gần 93 năm sau kể từ ngày trường Đại học Đông Dương ra đời, một trường đại học quốc tế được chính phủ Việt Nam cho ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2000). Đó là trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, một trường đại học do một trường đại học mẹ ở Úc thuộc hệ thống các trường đại học công nghệ Úc đầu tư xây dựng. Đây là một trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài 100 phần trăm đầu tiên tại Việt Nam. Không như trường Đại học Đông Dương ngày trước, trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam được ra đời do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam[iii].

Với sự ra đời của trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012[iv], Việt Nam có ba loại trường đại học: (1) các trường đại học công lập là những trường đại học do chính phủ Việt Nam lập ra và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; (2) các trường đại học ngoài công lập hoặc tư thục được ra đời từ những năm của thập kỷ 1990 cho đến nay và (3) các trường đại học quốc tế  gồm các trường đại học quốc tế với 100 phần trăm vốn đầu tư từ nước ngoài như trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (RMIT International University Vietnam)[v] và trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam)[vi]; các trường đại học quốc tế liên doanh như trường Đại học Việt-Đức[vii], Việt-Pháp[viii], và các chương trình liên kết đào tạo giữa một trường đại học nước ngoài với một trường đại học trong nước như chương trình Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế (MIB) giữa trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và trường Đại học La Trobe của Úc, chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh doanh Quốc tế giữa trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh với Đại học Tour của Pháp… [ix]

Giáo dục đại học - Mô hình và các nội dung cải tổ

Để chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mô hình nền giáo dục quan lại của Việt Nam trong thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ hai hoàn toàn không còn phù hợp thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Tuy nhiên, vẫn cần khẳng định ý nghĩa của tinh thần hiếu học và tôn trọng tri thức vốn đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Tương tự, sử dụng giáo dục làm công cụ chính trị như cách Pháp đã chủ trương nhằm kiểm soát quyền lực cũng không còn chỗ đứng trong kỷ nguyên của TPP ngày nay. Mặt khác, tinh thần khoa học và phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại của trường Đại học Đông Dương vẫn còn cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Về tổng thể, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay gồm các trường đại học trong nước và đại học quốc tế, là một hệ thống gồm các trường đại học đa cấp, đa ngành. Với trên 400 trường đại học và cao đẳng trên khắp các tỉnh và thành phố, nếu được quản lý khoa học (gồm lãnh đạo và mọi loại quản lý) và có các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng (cập nhật các chương trình hiện đang có và xây dựng thêm các chương trình mới), hệ thống giáo dục ấy có thể đáp ứng nhu cầu học tập của đất nước một khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP. Tuy nhiên, để có thể đạt được các tiêu chuẩn về một môi trường giáo dục hiện đại, mang dáng vóc quốc tế và hấp dẫn, các trường đại học và cao đẳng Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Về danh xưng, tại các nước phát triển trong mỗi trường đại học chỉ có một university và các trường thành viên trong university ấy thì được gọi là các schools, các colleges, hay các faculties. Việt Nam ngoài từ university cho toàn trường, các trường thành viên (colleges, schools, hay faculties) Việt Nam đều gọi là universities. Các chức vụ đứng đầu cho mỗi college/school/faculty cũng hoàn toàn khác. Nước ngoài gọi những người đứng đầu của college, school hay faculty thì gọi là “Dean” trong lúc ấy Việt Nam gọi là “Rector”. Điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn (confusion) cho giới giáo dục nước ngoài và làm cho Việt Nam không giống ai trong quá trình hội nhập.

Ngoài ra, một vấn đề liên quan đến loại văn hóa phi vật thể hết sức quan trọng là  các trường đại học Việt Nam chưa xây dựng được những môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, khoan dung, học tập suốt đời và phát triển các giá trị phổ biến (quốc tế). Trường học phải có các cơ sở thể dục thể thao, trân trọng các khoảng không gian thoáng mát, trường trại phải ngăn nắp gọn gàng, văn hóa giao tiếp với sinh viên trong trường cũng như mọi người khách đến tham quan phải đặc biệt chú trọng. Phần lớn các trường cao đẳng và đại học Việt Nam hiện nay chưa thực sự xây dựng được nhiều các kỹ năng mềm (soft skills) mang giá trị quốc tế trong khung viên học đường (văn hóa trường học).

Trong mục tiêu hội nhập vào TPP, tùy theo năng lực của mỗi loại trường đại học tại Việt Nam, mỗi trường sẽ phải chọn lựa một số chương trình mũi nhọn gợi ý như sau:

  1. Ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm là chìa khóa của thành công.
  2. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ vẫn là sức mạnh của mỗi nước; nhưng vẫn rất cần thiết đối với các môn học thuộc khoa học xã hội và nhân văn vì chúng giúp người học lưu giữ được các giá trị nhân bản.
  3. Tầm nhìn, năng lực lãnh đạo, quản lý hiệu quả, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình mang tính quyết định.
  4. Xây dựng các chương trình đào tạo mới (chú trọng cả các môn học trong STEM và non-STEM) và các dự án nghiên cứu phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội luôn là hoạt động trọng tâm của các trường đại học.
  5. Khung trình độ quốc gia phải được thường xuyên cập nhật cho phù hợp với khung trình độ Asean (nhằm phục vụ nhu cầu lao động ở các cấp độ ngành nghề khác nhau).
  6. Các đề tài nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết những vấn đề nóng phát sinh từ nhu cầu của Việt Nam và từ xu thế hội nhập vào TPP. Chú trọng đề cao và đầu tư cho các công trình sáng tạo để giáo dục Việt Nam tăng cường phát triển thêm hạng mục sở hữu trí tuệ (Trong 4 loại giao dịch của WTO, Việt Nam có doanh thu cho hạng mục “sở hữu trí tuệ” hầu như không đáng kể).
  7. Tránh tối đa tình trạng chảy máu chất xám hoặc đào tạo thiếu chất lượng đưa đến nạn người tốt nghiệp chỉ được thu nhận vào làm các công việc có thu nhập thấp.

Để có thể hoàn thành được các chương trình mũi nhọn trên, cùng với sự khuyến khích của chính phủ, các trường đại học và cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phải đề ra lộ trình cải tổ thật hợp lý (ví dụ cho đến năm 2020) để đưa đất nước đạt được các mục tiêu hội nhập và phát triển.

Chúng ta ai cũng biết, chậm một ngày là cả đất nước lùi một khoảng cách khá xa so với các nước khác trong khu vực. Vì sự tồn vong và tương lai của mỗi dân tộc, các nước hiện nay đang ra sức chạy đua trên đại lộ giáo dục đại học. Trí tuệ và nền kinh tế tri thức là cốt lõi của chiến thắng sau cùng.

 

 

[i] Họp để bàn luận và soạn thảo Hiệp định TPP ngày 03/06/2005 và đến ngày 18/07/2005 thì Singapore và New Zealand ký, ngày 12/07/2006 Brunei ký và ngày 08/11/2007 Chile ký.

 

[ii] Nghị đình thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội số 97/CP ngày 10/12/1993 và hoạt động theo quy chế số QĐ 477/QĐ-TTg ngày 05/09/1994.

 

[iii] Nghị đính 06/2000/NĐCP ký ngày 6/03/2000 về việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào y tế và sức khỏe, giáo dục và đào tạo, và nghiên cứu khoa học.

 

[iv] Luật Giáo dục Đại học năm 2012. Xem Điều 7.3: Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

 

[v] Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (RMIT International University Vietnam), giấy phép đầu tư số 2157/GP, cấp ngày 20/04/2000 do Bô Kế hoạch và Đầu tư cấp, là trường đại học quốc tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Một năm sau (2001) trường bắt đầu đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2014, có gần 10.000 sinh viên tốt nghiệp. Chương trình đào tạo và bằng cấp do trường Đại học RMIT mẹ ở Úc đảm trách. Tất cả các chương trình đều được kiểm định bởi Tổ chức Kiểm định và Tiêu chuẩn Giáo dục Úc TEQSA. Kết quả như sau: 89.1% có việc làm theo chuyên môn của ngành học, 6% tiếp tục học lên cao, 0.9% mở doanh nghiệp riêng, chỉ có 4.0% chưa có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng sinh viên RMIT: HSBC, KPMG, ANZ Bank, Intel Vietnam, PwC, Ernst & Young, Standard Chartered Bank…

 

[vi] Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam) được thành lập năm 2009, là trường đại học có 100% vốn đầu nước ngoài sau trường Đại học Quốc tế RMIT chín năm. Chương trình và văn bằng do hai trường Đại học London và trường Đại học Staffordshire cấp. Cơ sở đang được tiến hành xây đợt 1 trên khu EcoPark thuộc tỉnh Hưng Yên.

 

[vii] Trường Đại học Việt-Đức (Vietnamese German University), thành lập theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 1/09/2008, có trụ sở ở tỉnh Bình Dương, là một trường đại học công lập, do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức tài trợ. Trong giai đoạn đầu, văn bằng sẽ do các trường đối tác tại Đức của VGU cấp.

 

[viii] Trường Đại học Việt-Pháp có tên gọi chính thức là trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), trường do chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp tài trợ, có số vốn đầu tư 210 triệu USD, giấy phép số 2067/QĐ-TTg ngày 9/12/2009. Đối tác phía Việt Nam là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và phía Pháp gồm có 60 trường đại học của Pháp làm đối tác chiến lược.

 

[ix] Tính đến ngày 06/03/2014 cả nước có 40 trường đại học trong nước có chương trình liên kết đào tạo với nhiều nước trên thế giới, cả bậc đại học và sau đại học.